2015-11-29-1448821418-4718017-startupglossary-1461902541501

Những gì tôi học được khi làm việc ở tổ chức đa quốc gia

Họ chỉ làm 5/7 ngày một tuần, nhưng có lẽ năng suất gấp 10 lần người Việt Nam mình. Riêng về vấn đề này thôi cũng đủ thấy, tại sao các nước phát triển lại càng ngày càng phát triển mạnh như thế.

https://www.facebook.com/Lucas.Tapiau/posts/894984073958087?pnref=story

Năng suất lao động (Productivity) của người Tây hơn hẳn người Việt, ví như năng suất của bản thân tôi khi đi làm, thì quãng thời gian năng suất nhất có lẽ là từ sáng đến giữa trưa, cứ dùng bữa trưa xong là bắt đầu buồn ngủ và năng suất trở nên giảm dần theo thời gian cho tới giờ chiều. Riêng người nước ngoài năng suất làm việc của họ rất kinh khủng, họ có thể dậy sớm từ 6 giờ sáng, làm việc tập trung cao độ, nhanh chóng, chuyên nghiệp trong nguyên một ngày, chúng ta đi 1 bước bằng họ đi 2 bước, họ có thể chấp nhận đi bộ để không phải chờ thang máy quá lâu, họ có thể thực hiện hàng chục cuộc gọi hàng ngày, làm meeting mấy tiếng đồng hồ liền với đối tác, sức khỏe của họ rất dẻo dai, vì họ có thể di chuyển hết từ Việt Nam qua Campuchia, rồi lại qua Philippines, rồi đi Ấn Độ, rồi lại đi Hong Kong,… chỉ trong vỏn vẹn một tuần.

Họ chỉ làm 5/7 ngày một tuần, nhưng có lẽ năng suất gấp 10 lần người Việt Nam mình. Riêng về vấn đề này thôi cũng đủ thấy, tại sao các nước phát triển lại càng ngày càng phát triển mạnh như thế.

Tính chủ động trong công việc (Proactive): Người nước ngoài rất chủ động trong công việc. Đôi khi họ gửi một bản brief bằng email, chúng ta phải ngồi đoán ý của họ, suy nghĩ tư duy thậm chí khai phá, tức là phải suy nghĩ trước, tìm hiểu trước, trước khi email hỏi lại.

Người Việt Nam chỉ cần không hiểu một điều nhỏ nhặt, phải hỏi đi hỏi lại sếp mình, trong khi sếp mình rất bận, tính ỷ lại của người Việt Nam khá lớn, lười tìm tòi, lười tìm hiểu, thấy khó một chút là dễ nản lòng, đặc biệt là bộ phận sinh viên mới xin việc.

Làm việc với người nước ngoài, có thể bạn không giỏi ở một bộ phận công việc, nhưng bạn sẽ học được cách chịu khó tư duy, tìm hiểu trên Google, nghiên cứu, thậm chí làm tốt những công việc mà họ không giao phó (vì họ quá bận, chỉ nhìn tổng thể và bao quát mà không thể đi vào chi tiết), nhưng bạn nhìn ra, bạn làm nó, bạn hạn chế rủi ro, đó là tính chủ động trong công việc.

Tính chuyên nghiệp/Hình thức (Professionalism): Người ngước ngoài rất quan trọng hình thức, đối với họ hình thức là sự chuyên nghiệp, tôi có thể chưa quan tâm tới nội dung anh viết, nhưng nếu như tôi cảm thấy nó chưa đẹp lắm, chỗ này hình như có 2 khoảng trống trắng nè, chỗ này dấu chấm chứ sao phải dấu phẩy, chỗ này tỉ lệ căn chỉnh PP chưa chuẩn, tại sao nhảy 2 slides liền mà nó cứ nhảy chữ thế, tỉ lệ này chưa được khoa học lắm…

Đối với họ, đẹp về hình thức và phải hay về nội dung, đối với các tài liệu nội bộ, có thể giảm bớt hình thức, nhưng đối với các tài liệu mang tính đại diện thương hiệu và chuyển ra ngoài cho đối tác (partners), người ngoài (outsiders), đều phải chuẩn chỉ, tỉ mĩ, dễ đọc, phông chữ, kích thước, tỉ lệ, dấu chấm, dấu phẩy phải phù hợp và khoa học, phải chuẩn A/B style (văn phong viết lách trong business). Màu sắc phải thanh tao, nhẹ nhàng, nhã nhặn, dễ nhìn, không màu mè và bị “chõi” lẫn nhau.

Nhìn tài liệu của VN mình, có rất nhiều tài liệu hay, biết bao tinh hoa và chất xám trong đấy, nhưng quả thật, nhìn họ trình bày mất hết cả cảm tình, mặc dù họ giỏi thật đấy!

Chưa hết một bản report (báo cáo), plan (kế hoạch), project brief (tóm tắt dự án), design (thiết kế), news release (thông cáo báo chí), họ review không dưới 5-10 bản (versions), tùy TH. Họ rất kĩ lưỡng, tỉ mĩ, cầu toàn, đòi hỏi sự hoàn hảo. Làm việc với họ, nếu chúng ta biết tận dung bộ công cụ của MS Office, các bạn sẽ không ngờ nó tuyệt vời đến như thế nào đâu.

Tính bản quyền: Luôn luôn và luôn luôn để nguồn, để tôn trọng tác giá của bài viết, hình ảnh…Chính là tôn trọng chính bản thân mình.

Giao tiếp/Ngôn ngữ (Communication/Language): Bạn rất giỏi, nhưng trong mắt người nước ngoài, đối vs họ bạn chỉ là dân Châu Á, bạn không phải là native speakers (người bản địa), trao đổi tiếng anh với họ, nếu nói không hay hoặc quá khó hiểu, quá ngập ngừng, họ cũng sẽ tỏ rất rất thân thiện với bạn đấy, nhưng trong lòng thì không muốn trao đổi tiếp, tức là chỉ dừng ở mức xã giao. Con đường phát triển sự nghiệp của bạn cũng hẹp hơn đối với các bạn là người bản địa, tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh.

Một khía cạnh khác, nếu bạn có một ý tưởng rất hay trong cuộc họp, một bản kế hoạch hoàn mĩ, chi tiết, nhưng bạn lại không đủ vốn từ để có thể thể hiện quan điểm của mình như khi bạn nói tiếng Việt, bạn đã thua một native speaker, hoặc một công dân Việt Nam ko tài giỏi bằng bạn, nhưng khả năng ngôn ngữ rất tốt, nói rất dễ nghe, rất thuyết phục. Chưa kể có TH xấu hơn, bạn bị đánh cắp ý tưởng.

Qui trình/Văn hóa (Process/Cultures across regions): Bạn sẽ làm việc với rất nhiều thành viên đến từ rất nhiều vùng miền khác trong khu vực châu Á, thậm chí những quốc gia rất tiên tiến như Hong Kong, Mỹ. Văn hóa của họ rất khác nhau, bạn sẽ cảm thấy rất thú vị khi tại sao dân Nepal, phụ nữ của họ luôn che mặt kín mít khi ra ngoài đường, họ chỉ mở mặt ra cho gia đình, chồng, con họ xem. Hay tại sao người Thái lại thông mình, năng suất lại gấp 2.5 lần người Việt, tại sao họ đi qua Việt Nam lái xe 80km/h(lúc đó tôi hơi hoảng haha), họ bảo, bên nước họ, qui định tốc độ tối thiểu 80km/h,…nhiều nữa, nhiều lắm, thú vị lắm. Nhưng khi đi vào CV, tất cả đều rất qui củ, tỉ mỉ, đi theo qui trình vốn có của nó.

Tuy nhiên, cũng chính vị bộ máy này đã được vận hành 60 năm, tính qui trình chặt chẽ, nhưng khắt khe và bảo thủ, hạn chế sự sáng tạo, tôi bị ràng buộc, tôi có ý tưởng mới, tôi cập nhật xu thế mới, nhưng chúng tôi chỉ mãi là nhân viên của Tây dưới dạng: “We are paid to follow”, hoặc tại sao 60 năm nay chúng tao đang làm tốt, vì cớ gì, vì động cơ gì mà tụi tao phải thay đổi, vì sao tao phải nghe mày?

Còn rất nhiều thứ mà tôi học được tại môi trường này nữa, tốt có, chưa tốt cũng có, nhưng dù sao thì, nhờ môi trường này đã giúp tôi trưởng thành rất nhanh chóng, góp phần to lớn giúp tôi là TÔI của ngày hôm nay.

Hôm nay viết dài rồi, sẽ có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thời gian tôi làm việc cho tổ chức đa quốc gia, có lẽ sẽ góp phần làm chúng ta thêm nhiều góc nhìn để học hỏi và giúp ích được cho nhiều bạn trẻ.

Anyway, thank you – Hinrich Foundation, I am about to prepare for a new challenge ahead – new brand launch. :)

Phung Le Lam Hai – ngay 08/07/2016